Philippines: Đưa Sở hữu trí tuệ (IP) vào chương trình học - Thúc đẩy sáng tạo, bồi đắp tương lai

Philippines: Đưa Sở hữu trí tuệ (IP) vào chương trình học - Thúc đẩy sáng tạo, bồi đắp tương lai

Categories Bản tin

Hội nhập Sở hữu trí tuệ vào chương trình học

Về việc đưa các nội dung Sở hữu trí tuệ (IP) vào các chương trình học bắt buộc ở trường; Văn phòng Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHL) đã hợp tác với Hệ thống trường trung học Khoa học Philippines (PSHS). Hai tổ chức quyết đạt được một bước tiến lớn với mục tiêu đưa Sở hữu trí tuệ (IP) vào chương trình học ở các hệ thống trường trung học phổ thông.

“Từ những ngày đầu tiên của IPOPHL (dựa trên hiệu lực của Đạo luật Cộng hòa số 8293 hoặc Bộ luật SHTT của Philippines); chúng tôi đã khao khát được thấy ngày có thể đưa Sở hữu trí tuệ vào hệ thống giáo dục trung học phổ thông” Tổng giám đốc Rowel S. Barba nói tại buổi ký kết. “Chúng tôi có thể thật lòng nói rằng với việc ký kết biên bản thỏa thuận này, IPOPHL và PSHS; cùng với 16 thành viên trong khuôn viên trường đã cùng nhau đạt được mục tiêu đột phá cho đất nước trong việc đưa Sở hữu trí tuệ vào nền giáo dục” ông nói thêm.

Nuôi dưỡng thế hệ trẻ tương lai

Mary Grace Cruz-Yap – Giám đốc Văn phòng Tài liệu, Thông tin và Chuyển giao Công nghệ của IPOPHL (DITTB) cho biết rằng việc khuyến khích thế hệ trẻ đánh giá cao vai trò của Sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao sáng tạo là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy quá trình đổi mới của đất nước. Học được về thủ tục đăng ký sáng chế và thủ tục đăng ký bản quyền sẽ giúp các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản trí tuệ.

“Đối với giáo dục trung học phổ thông; khi mà học sinh bắt đầu nghiên cứu sáng tạo, chúng tôi cần trau dồi sự hiểu biết của học sinh để đảm bảo rằng các công trình nghiên cứu của các em phù hợp với xã hội đang phát triển. Đồng thời dạy các em học sinh cách trân trọng những sáng tạo của chính các em; cũng như của những người khác” Cruz-Yap nói. “Chúng tôi hy vọng các trường khác sẽ làm theo phong trào đổi mới của chúng tôi. Từ đó họ có thể tối ưu hóa tiềm năng của học sinh,” cô nói thêm.

Ảnh hưởng của IPOPHL

Về vấn đề này; IPOPHL đã thiết lập chương trình giáo dục cao đẳng và đại học bằng bản ghi nhớ thỏa thuận năm 2019 với Ủy ban Giáo dục Đại học; nơi mà các chương trình Sở hữu trí tuệ sẽ được đề cập trong các chương trình giảng dạy cao đẳng và đại học. Thông qua một biên bản ghi nhớ; Tổ chức cũng yêu cầu sự hỗ trợ của Cơ quan Giáo dục Kỹ thuật và Phát triển Kỹ năng nhằm thể chế hóa chính sách Sở hữu trí tuệ trong các viện kỹ thuật; và trung tâm đào tạo kỹ năng kỹ thuật của mình.

Theo biên bản thỏa thuận mới nhất của tổ chức với PSHS (Hệ thống trường trung học Khoa học Philippines); IPOPHL có nhiệm vụ hỗ trợ các chiến dịch nâng cao nhận thức về Sở hữu trí tuệ của PSHS; tổ chức định kỳ các hội thảo học tập về Sở hữu trí tuệ cho các sinh viên; giảng viên và nhà nghiên cứu PSHS được chọn – những người được giao nhiệm vụ truyền tải kết quả học tập của họ cho các thành viên của cộng đồng PSHS. Đồng thời tổ chức các hội thảo nâng cao năng lực như Tra cứu Bằng sáng chế; Soạn thảo Yêu cầu; Công bố Bài viết và các lĩnh vực khác có thể hỗ trợ cộng đồng PSHS trong việc bảo vệ các tài sản trí tuệ của họ.

Đưa Sở hữu trí tuệ vào trường học

Thông qua quan hệ đối tác với IPOPHL; các cơ sở của PSHS sẽ kèm theo chương trình học về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ vào các môn học liên quan; cùng với các phương thức và phương pháp học tập khác nhằm thúc đẩy nhận thức về Sở hữu trí tuệ bắt đầu từ năm học 2021-2022.

Biên bản thỏa thuận cũng giúp cho IPOPHL và PSHS trong việc thể chế hóa chương trình Ủng hộ Sở hữu trí tuệ Trẻ xuyên suốt PSHS. Nhằm mục đích xây dựng một mạng lưới tổ chức; do học sinh lãnh đạo tại các trường trung học trên toàn quốc. Các thành viên được IPOPHL giới thiệu; đào tạo để trở thành những người trẻ tiên phong trong việc tạo ra; bảo vệ và sử dụng tài sản trí tuệ.

Bằng cách đầu tư vào giới trẻ; IPOPHL hy vọng đạt được các mục tiêu dài hạn; nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua việc xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ bền vững.

Tương lai thế giới

Barba nói: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể giữ học sinh ở lại trường trung học mãi mãi. “Cuối cùng chúng cũng sẽ tốt nghiệp và tiến bước ra thế giới bên ngoài rộng lớn hơn. Và đó là chính là điều chúng tôi hy vọng… rằng từ những hạt giống chúng tôi gieo trồng ở đây; chúng sẽ đơm hoa kết trái ở bên ngoài những bức tường của ngôi trường cũ. Truyền bá sự sáng tạo; sự tôn trọng đối với Sở hữu trí tuệ đối với thế giới. Từ đó cùng nhau sáng tạo nên tương lai.”

Nguồn: vietnamiplaws.com

 

Đối tác của chúng tôi